Return to site

Tín chỉ đại học: Những điều cần biết

May 27, 2022

Khi tìm hiểu về thông tin các trường đại học, bạn thường xuyên gặp cụm từ tín chỉ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tín chỉ. Hiểu được điều đó, bên cạnh SỬA BÀI IELTS WRITING TASK 2 ĐỀ THI THẬT NGÀY 22/8/2020 của HS IELTS TUTOR đạt 6.5 Writing, IELTS TUTOR sẽ giúp bạn có kiến thức đầy đủ nhất về tín chỉ. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

I. Tín chỉ là gì? Quy định về đăng ký học tín chỉ

1. Tín chỉ là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Một tín chỉ được quy định bằng:
    • 15 tiết học lý thuyết;
    • 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
    • 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

2. Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy tại các trường đại học: học theo tín chỉ và học theo niên chế.
    • Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học. Mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
    • Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.
  • Hiện nay, đào tạo tín chỉ đang là xu hướng. Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà học sinh được đăng kí trong một kì học như sau:
    • Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học), mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.
    • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
    • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
    • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

3. Số tín chỉ được đăng ký tại các trường đại học

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Một kỳ học, người học có thể đăng ký tối đa 30 tín chỉ. Việc đăng ký tối đa cho học sinh không được Bộ GD&ĐT ghi rõ nhưng theo khối lượng chương trình học thì trung bình chúng ta đăng ký tối đa 30 tín chỉ một kỳ học.
  • Ngoài ra, trong một năm học sẽ có kỳ học hè cho phép sinh viên học vượt. Việc đăng ký tín chỉ học hè cũng tuỳ từng trường quy định. Chẳng hạn:
    • Trường Đại học Tài Chính Marketing: các bạn có thể đăng ký tối đa 5 môn tính 14 tín chỉ (những môn như kỹ năng hoặc thể dục chỉ 1 tín chỉ, các môn đại cương hoặc môn chuyên ngành từ 2 tín chỉ trở lên và học 2 buổi 1 tuần vào kỳ hè).
    • Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm chỉ cho đăng ký tối đa là 12 tín chỉ. 

II. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức học tín chỉ

1. Ưu điểm

1.1 Lấy sinh viên làm trung tâm – phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Việc dạy và học theo tín chỉ là cơ hội để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tư duy sáng tạo của người học.
  • Sinh viên sẽ được tự học, tự nghiên cứu và quá trình này sẽ được tính vào nội dung, cũng như thời lượng học. Từ đó, hình thức này cũng giúp giảm thiểu sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên và phát huy được sự sáng tạo, chủ động cho sinh viên.
  • So với các phương pháp đào tạo truyền thống coi trọng việc dạy thì hình thức tín chỉ này lại lấy người học làm trọng tâm. Điều này được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn nội dung và sử dụng phương pháp giảng dạy.

1.2 Tạo được sự linh hoạt trong các môn học

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Tính linh hoạt là ưu điểm nổi bật mà chương trình học tín chỉ đem lại. Cụ thể, nó bao gồm các khối kiến thức chung, cũng như kiến thức chuyên ngành, cận chuyên ngành.
    • Đối với kiến thức chung: Đây chính là các môn học bắt buộc đối với sinh viên, chúng được áp dụng cho toàn trường và được Bộ giáo dục – đào tạo quy định.
    • Đối với kiến thức chuyên ngành: Là những kiến thức được áp dụng cho từng ngành học khác nhau, đi sâu vào chuyên môn. Theo đó, sinh viên có thể tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc cố vấn học tập để chọn cho mình môn học phù hợp. Từ đó đáp ứng các yêu cầu bằng cấp và phục vụ cho công việc tương lai. >> IELTS TUTOR lưu ý Top những công việc tốt nếu có IELTS 7.0

1.3 Linh hoạt về thời gian tốt nghiệp

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Với các phương thức đào tạo truyền thống, sinh viên đúng hạn mới được ra trường thì khi học theo tín chỉ, sinh viên có thể quyết định thời gian tốt nghiệp. Nếu muốn ra trường sớm thì người học phải tích lũy được nhiều tín chỉ hơn. Bạn có thể tốt nghiệp sau 3,5 năm, 4 năm, 5 năm, điều này chắc chắn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

1.4 Được liên thông giữa các cấp đào tạo và giữa các ngành đào tạo

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Phương pháp này sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào tạo đại học hay giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học. Thậm chí xa hơn nữa là giữa cơ sở đào tạo đại học của quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới.
  • Nhờ sự liên thông được mở rộng thì nhiều trường đại học sẽ công nhận chất lượng đào tạo của nhau. Nhờ đó, sinh viên có thể dễ dàng di chuyển từ trường này sang học ở trường kia mà không vướng mắc ở chỗ chuyển đổi tín chỉ. Đây được xem là động lực để mở rộng sự lựa chọn học tập cho sinh viên, đồng thời làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục. Việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới cũng sẽ trở nên đơn giản hơn.

1.5 Thời gian học tập linh hoạt

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên có thể tự lựa chọn môn học, thời gian, thầy cô giảng dạy. Người học hoàn toàn có khả năng sắp xếp lịch học để thực hiện được đồng thời các công việc khác như làm thêm,... >> IELTS TUTOR chia sẻ BÍ QUYẾT LUÔN CÓ NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ LÀM VIỆC

1.6 Giảm thiểu chi phí trong giảng dạy

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Chi phí chắc chắn sẽ được tiết kiệm hơn bởi người học sẽ chỉ phải trả tiền các tín chỉ mà mình đăng ký, chứ không theo năm học. Nếu sinh viên có bỏ lỡ hoặc không qua một vài tín chỉ thì bạn vẫn có thể tiếp tục quá trình mà không phải quay lại học từ đầu. Điều này chính là yếu tố giúp nhà trường thực hiện tính toán ngân sách dễ dàng hơn cho việc xin trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ khác.

2. Nhược điểm

2.1 Kiến thức không đầy đủ, cắt vụn kiến thức

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Hiện nay, hầu hết hình thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường thì môn học sẽ bị chia nhỏ. Đây là lý do mà giảng viên thường không đủ thời gian để trình bày kiến thức đầy đủ, bài bản theo trình tự diễn biến liên tục cho sinh viên. Điều này rất bất lợi với những ai lười tự học hay lười nghiên cứu.
  • Giải pháp cho trường hợp này là không thiết kế các module quá nhỏ dưới 3 tín chỉ.

2.2 Ít có sự thân thiết giữa người học

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Khi học tín chỉ, bạn đăng ký số môn theo nhu cầu bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc là bạn phải học ở những lớp hoàn toàn xa lạ, không có bạn bè thân và rất khó để kết bạn vì số giờ học phải thay đổi liên tục.

III. Cách tính điểm trong hệ thống tín chỉ

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Nếu học theo tín chỉ, sinh viên được đánh giá dựa trên điểm tích lũy của từng môn theo hệ số 4. Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học, dựa vào điểm tích lũy để xác định bằng khi ra trường của người học.
  • Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 (bao gồm điểm chuyên cần, điểm bài tập lớn, điểm thi cuối kỳ,..) và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.
  • Thông thường, theo thang điểm 10, nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do từng trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại. Sau đây là thang điểm theo hình thức đào tạo tín chỉ.
    • Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
    • Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
    • Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
    • Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
    • Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
    • Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
    • Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
    • Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.
  • Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín chỉ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:
    • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
    • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
    • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
    • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
    • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

IV. Lưu ý khi đăng ký tín chỉ

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đăng ký học phần là một khâu rất quan trọng trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
  • Sinh viên cần nghiên cứu chương trình đào tạo của mình (thường có trên website của trường hoặc ngay trong tài liệu được phát đầu khóa) để có chiến lược đăng ký môn học phù hợp.
  • Đăng ký không đúng với năng lực học tập của mình, có thể dẫn đến không đáp ứng được, kết quả học tập yếu kém, sẽ bị nhà trường buộc thôi học.
  • Sinh viên có quyền rút các học phần đã đăng ký trong một thời gian quy định nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là sinh viên hoàn toàn có cơ hội và có đủ thời gian để cân nhắc lại.
  • Tân sinh viên nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, hoặc tham vấn ý kiến cố vấn học tập của mình.
  • Đặc biệt, các bạn sinh viên nên tận dụng tối đa việc rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện, học vượt, học kéo dài… để đạt được thành tích tốt nhất.

V. Các câu hỏi thường gặp về tín chỉ

1. 1 năm học có bao nhiêu tín chỉ?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trên thực tế, việc lựa chọn tín chỉ sẽ tuỳ vào năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp với các bạn sinh viên. Trong một ngày các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối). Vậy trong một năm học ta có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ (với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).

2. Có nên học hè hay không?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Hiện nay, các trường đại học không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè, nhưng nếu bạn nào muốn nhanh chóng ra trường thì học hè là một cách hiệu quả.
  • Xung quanh việc học hè cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng học hè sẽ làm mất tuổi trẻ của sinh viên, mất sự trải nghiệm về cuộc sống. Hè các bạn nên đi làm, lăn lộn, đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Về câu hỏi này, sẽ không có đáp án chung cho tất cả mọi người. Đây là lựa chọn của mỗi người. Không ai có thể ngăn cấm hay có thể bắt buộc bạn làm theo ý họ. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình.

3. Một tín chỉ bao nhiêu tiền?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Vấn đề học phí còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như ngành nghề, hệ đào tạo mà các bạn sinh viên muốn theo học.

4. Đăng ký tín chỉ là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đăng ký tín chỉ là việc các sinh viên chọn môn học mà mình muốn học dựa theo thời gian cho phép. Việc đăng ký tín chỉ diễn ra trước mỗi học kỳ để sinh viên có thể sắp xếp lịch học cho kỳ tiếp theo.

5. Nợ tín chỉ là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Nợ tín chỉ là việc một sinh viên chưa hoàn thành một số tín chỉ nhất định nào đó. Lý do có thể là vì sinh viên đó không thể đăng ký được môn học, cũng có thể là do học nhưng không thể qua môn. Nếu không đủ số tín chỉ thì sinh viên sẽ không thể tốt nghiệp, kéo dài việc học quá lâu có thể dẫn tới buộc thôi học.

6. Số tín chỉ là gì? Tín chỉ tích lũy là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Tín chỉ tích lũy hay số tín chỉ chính là khối lượng những môn học mà sinh viên đã hoàn thành. Khi tích lũy đủ số tín chỉ thì sinh viên có thể tốt nghiệp và nhận bằng.

7. 1 tín chỉ bằng bao nhiêu tiết?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Một tín chỉ được quy định là:
    • 15 tiết học lý thuyết
    • 30 – 45 tiết thực hành.
    • 45 – 90 giờ thực tập tại các cơ sở.
    • 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án và khoá luận tốt nghiệp.
  • Mỗi tiết học trên lớp sẽ bằng 50 phút và để tiếp thu được 1 tín chỉ, sinh viên sẽ phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. 

8. Phải đăng ký bao nhiêu tín chỉ mới ra trường?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Vì nội dung học tập của mỗi trường là khác nhau nên số lượng tín chỉ mỗi trường quy định cho sinh viên cũng khác nhau. 
  • Bên cạnh đó, từng ngành học có khối lượng kiến thức cũng không giống nhau nên lượng tín chỉ của từng ngành, từng trường khác nhau. 
  • Đăng ký số lượng tín chỉ để ra được trường còn tùy thuộc vào số tín chỉ ấy đã đầy đủ hết nội dung chương trình học hay chưa. 
    • Ví dụ: Em tích lũy được 130 tín chỉ, nhưng trong đó em vẫn thiếu 1 môn (3 tín chỉ) trong chương trình học bắt buộc thì em vẫn chưa thể ra trường được. 

9. Một học kỳ có bao nhiêu tháng?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thông thường, một năm học có 10 tháng, gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè, vì thế học kỳ chính sẽ tầm 4 tháng và học kỳ hè là 2 tháng. 
  • Trong 1 học kỳ sẽ có khoảng từ 15 – 20 tín chỉ, tương đương 30 – 40 tín chỉ của cả một năm học. 
  • Tuy nhiên, trên thực tế tại một số trường, sinh viên có thể đăng ký nhiều hơn hoặc ít hơn một chút so với số tín chỉ đó. Việc đăng ký phụ thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp của mỗi sinh viên. 

10. 1 học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Tuỳ theo năng lực cũng như việc đăng ký môn học của sinh viên mà một học kỳ có từ 10 đến tối đa 30 tín chỉ.
  • Theo Bộ GD&ĐT, khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học như sau:
    • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
    • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
    • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
    • Số tín chỉ tối đa được đăng ký tại các trường học không được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học, thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 30 tín chỉ cho một kỳ học.
    • Trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 kỳ học hè, đây là cơ hội để sinh viên có thể học vượt tín chỉ, hoặc học cải thiện nếu có thành tích không tốt.

11. Một năm học đại học có bao nhiêu tín chỉ?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Con số tín chỉ một năm học đại học dao động từ 40 đến tối đa 120 phụ thuộc vào số môn bạn đăng ký.

12. Học vượt tín chỉ là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Học vượt tín chỉ là học tối đa số tín chỉ được cho phép trong chương trình học của bạn. Học vượt tín chỉ giúp bạn ra trường sớm hơn.

13. 1 môn có bao nhiêu tín chỉ?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Số tín chỉ 1 môn dao động từ 1 đến 11 tuỳ ngành, tuỳ trường; đa số một môn có số tín chỉ là 3.

VI. Những lưu ý khi đăng ký học phần

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Sinh viên cần nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo (thường ghi trên website hoặc trong Sổ tay sinh viên) để đăng ký môn học phù hợp. >> IELTS TUTOR lưu ý Tên các môn học thường gặp Tiếng Anh
  • Đăng ký không đúng (vượt quá xa) với năng lực học tập của mình, có thể dẫn đến kết quả học tập yếu kém, sẽ bị buộc thôi học.
  • Sinh viên có quyền rút các học phần đã đăng ký trong vòng 6 tuần đầu của học kỳ chính, nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là sinh viên hoàn toàn có cơ hội cũng như có đủ thời gian để cân nhắc và sửa sai.
  • Tân sinh viên khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị sinh viên đi trước, hoặc tham vấn ý kiến từ các cố vấn học tập (giáo viên chủ nhiệm) của mình. Đặc biệt, sinh viên nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại học phần), học vượt, học kéo dài…  
  • Các cố vấn học tập ở đại học khuyên sinh viên năm thứ nhất, trong học kỳ đầu tiên, không nên học vượt.

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking